Tiếp tục chia sẻ kiến thức website hữu ích cho tất cả mọi người. Thời gian vừa qua do mình tập trung vào nghiên cứu lập trình theme, plugin wordpress bởi vậy mình không chia sẻ được kiến thức website tới độc giả rất mong các bạn thông cảm. Để tiếp tục với kiến thức website bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách cài wordpress trên localhost với xampp sẽ rất thuận lợi cho bạn để làm quen với mã nguồn mở wordpress khi bạn chưa đủ kinh phí để thực hiện setup wordpres bằng domain và hosting trả phí. Nào hãy tiếp tục với cách cài wordpress trên localhost ngay bây giờ nhé.
Hướng dẫn cài wordpress trên localhost với xampp
Trước tiên bạn cần hiểu Xampp là gì ? Xampp là phần mềm host ảo chạy trực tiếp trên máy tính của bạn nhờ phần mềm này bạn có thể test và làm quen với wordpress ngay từ lần thiết lập đầu tiên. Tại sao cài wordpress phải dùng Xampp do wordpress viết bằng ngôn ngữ php mà php lại là một ngôn ngữ động chạy trên môi trường linux. Do máy tính của các bạn đa số dùng là hệ điều hành windows bởi vậy mình cài xampp để có môi trường linux để thiết lập wordpress nhé. Vậy trước khi thiết lập bạn cần chuẩn bị những gì.
+ Xampp : có thể download xampp: tại đây
+ Mã nguồn wordpress. Bạn hãy truy cập vào wordpress.org để tải mã nguồn wordpress về máy tính nhé sau đó giải nén ra bằng phần mềm giải nén winrar chẳng hạn.
Sau khi đã download về bạn hãy chạy file.exe của xampp lên và tiến hành cài đặt xampp cài vào 1 ổ nào đó chẳng hạn ổ C. Đợi chạy xong là OK khi đã hoàn thành các bước thiết lập để cài wordpress dùng xampp bạn làm như sau:
Bước 1: Bạn tìm Xampp control vừa cài đặt sau đó bật Apache và Mysql lên nhé xem hình
Bước 2: Sau khi đã bật xong bạn coppy file wordpress vừa giải nén ở trên cho vào thư mục htdocs. Tìm htdocs theo đường dẫn: ổ cài xampp/htdocs
nhé. Lưu ý có thể để nguyên tên file là wordpress hoặc có thể đổi bằng bất kỳ tên khác
Bước 3: Bạn bạn trình duyệt lên và truy cập với đường dẫn là localhost/phpmyadmin
để tạo database cho nó nhé cũng tương tự tạo database trên hosting. Để tạo bạn chuyển sang tab Database . Sau đó nhập tên database cần tạo -> Create (nếu ngôn ngữ chưa là tiếng anh bạn thiết lập cho nó nhé.). Chặng hạn mình cần tạo database là: demo10
Bước 4: Tiếp tục bạn truy cập localhost/wordpress
để tiến hành cài đặt wordpress nhé. Chú ý tên file mình coppy bỏ vào trong thư mục htdocs là wordpress lên mình truy cập là localhost/wordpress. Nếu bạn đã đổi tên file rồi thì hãy truy cập localhost/tên file .Sau khi đã làm đúng khi truy cập vào locahost/wordpress sẽ hiển thị như sau. Bạn chọn ngôn ngữ nhé do mình dùng quen tiếng anh lên mình để English nếu bạn muốn dùng tiếng việt thì kéo thanh trượt xuống chọn Tiếng Việt và ấn Continue để tiếp tục nhé. Một giao diện hiển thị bạn chọn Lets go để bắt đầu
Bước 5: Giao diện thiết lập cài wordpress trên xampp hiển thị cũng tương tự cài wordpress trên hosting thôi. Bạn điền như sau:
+ Database name: tên database ở trên bạn tạo đó của mình là demo10 nhé.
+ User name: root vì mặc định của xampp là root.
+ Password: để trống
+ Còn lại các trường nhập liệu khác để nguyên và ấn Submit
-Tiếp tục chọn Run the imstall
Bước 6: Giao diện mới hiển thị tiếp tục bạn điền thông tin site và tài khoản mật khẩu cho trang quản trị web nhé.
+ Site Title: tên website bạn muốn tạo là gì cũng được phù hợp với mục đích của bạn. Chẳng hạn mình là website thủ thuật máy tính.
+ Username và password: bạn tự đặt cho nó nhé sao cho dễ nhớ nhất khi bạn truy cập localhost/wordpress/wp-admin
vào trang quản trị của website để bạn đăng nhập vào quản trị thôi. Chẳng hạn của mình
.Username: admin
.Password: 123456789
+ Confirm password: bạn tích vào đó nhé để đồng ý sử dụng mật khẩu trên
+ Your Email: nhập email của bạn vào. Nếu chưa có email hay chưa biết tạo hãy xem bài cách đăng ký gmail
+ Cuối cùng khi đã điền xong bạn ấn Install WordPress để tiến hành cài đặt wordpress xong nhé.
Bước 7: Như vậy đã xong bây giờ bạn truy cập vào localhost/wordpress
để xem giao diện chính của website nhé. Và truy cập localhosst/wordpress/wp-admin
để vào trang quản trị website của bạn. Đăng nhập tài khoản và mật khẩu đã tạo ở bước 6.
Như vậy quá trình cài wordpress trên localhost đã xong cũng rất đơn giản phải không. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với tất cả các bạn hãy bình luận nếu bạn không hiểu hay gặp lỗi khi cài nhé. Cảm ơn bạn đã đọc và tham khảo chúc bạn làm thành công.