Nguyên nhân máy tính bị chậm và cách khắc phục

Thủ thuật máy tính hướng dẫn sử dụng máy tính thành thạo – hiệu quả. Như bạn đã biết có rất nhiều nguyên nhân khiến máy tính bị chậm như “rùa” trong quá trình sử dụng. Vậy thì làm sao để xử lý, tăng tốc giúp máy tính hoạt động bình thường và ổn định hơn. Bài viết hôm nay Tinhocaz.com xin chia sẻ đến các bạn những nguyên nhân máy tính bị chậm và hướng dẫn khắc phục triệt để tăng tốc và bảo vệ máy tính.

Nguyên nhân máy tính bị chậm và hướng dẫn khắc phục mỗi khi máy tính chạy chậm.

may tinh bi cham

Trong quá trình sử dụng máy tính hiện tượng máy tính đơ, treo, chậm thường xuyên xảy ra. Có rất nhiều nguyên nhân khiến máy tính bạn bị như vậy phải kể đến như:

1. Cấu hình máy tính không phù hợp với hệ điều hành windows đang dùng.

Trước tiên nếu máy tính bạn chạy chậm hãy chắc chắn kiểm tra rằng hệ điều hành đang sử dụng có phù hợp với cấu hình máy tính của bạn hay không nhé. Mình ví dụ chẳng hạn máy tính bạn chỉ có cầu hình phù hợp với win xp nhưng bạn lại cài hệ điều hành win 7 cho máy tính thì chắc chắn máy tính bị sẽ bị đơ, chậm và giật. Để khắc phục trường hợp này trước tiên bạn kiểm tra lại cấu hình máy tính và hệ điều hành nhé.

Nếu chưa biết cấu hình máy tính tối thiểu để cài các hệ điều hành windows bạn có thể xem bài viết trước của mình: ở đây.

2. Máy tính cài quá nhiều phần mềm, ứng dụng

Nguyên nhân thứ 2 phải kể đến khi máy tính chậm chính là có quá nhiều phần mềm, ứng dụng được cài đặt trong quá trình sử dụng. Bởi vậy việc quản lý phần mềm và ứng dụng là vô cùng quan trọng nó giúp bạn tăng tốc máy tính một cách hiều quả. Vì thế việc cần làm là bạn hãy gỡ bỏ những phần mềm nào không cần thiết ra khỏi máy tính (phần mềm không sử dụng). Bạn có thể tham khảo cách gỡ phần mềm trên máy tính nếu bạn chưa biết cách loại bỏ nhé.

Cách gỡ bỏ phần mềm trên máy tính 3

3. Ổ cứng bị đầy, bị phân mảnh khiến máy tính chạy chậm.

Chú ý bạn hãy thường xuyên quan sát và theo dõi xem ổ cứng bạn có bị đầy do lưu trữ quá nhiều dữ liệu hay không. Khiến máy tính bạn truy xuất dữ liệu chậm. Nếu máy tính bị đầy ổ cứng hãy xóa bớt các thư mục không cần thiết đi nhé.

Ổ cứng bị phân mảnh khiến máy tính truy xuất và lấy dữ liệu chậm. Trong quá trình sử dụng máy tính bạn lỗi ổ cứng và bị phân mảnh nhiều. Để khắc phục bạn thay ổ cứng nếu hỏng nặng hoặc chống phân mảnh ổ cứng bằng Disk Defragment để bảo vệ ổ cứng tốt hơn.

4. Máy tính bị nhiễm virus.

Máy tính bạn thường xuyên trao đổi dữ liệu qua cổng usb hoặc một số thiết bị ngoại vi khác. Điều đó sẽ khiến virus xâm nhập vào máy tính bạn dễ dàng. Nếu máy tính quá chậm khi sử dụng bạn hãy kiểm tra xem máy tính có bị nhiễm virus hay không ? Và dùng phần mềm diệt virus quét cho máy tính để tăng tốc chúng nhé.

Máy tính bị chậm do nhiễm virus

5. Tắt các phần mềm chạy ngầm ngốn nhiều tài nguyên máy tính.

Có rất nhiều phần mềm chạy ngầm trong máy tính điều này không khỏi máy tính bạn bị chậm. Chẳng hạn như cốc cốc hay skype… và một số ứng dụng phần mềm khác. Bạn hãy mở Task Manager lên và tắt những phần mềm tốn nhiều dung lượng RAM, CPU, Disk nếu bạn không sử dụng đến chúng. Để xem những phần mềm nào đang chạy bạn ấn Windows + R và gõ lệnh taskmgr nhìn tab Processes. Kích chuột lên và End task nhé.

may tinh bi cham 2

Đề xuất khi máy tính chạy quá chậm.

Dưới đây là một vài ý kiến của mình nếu máy tính bạn chạy quá chậm và đơ, giật bạn không thể khắc phục được. Một trong cách sau đây bạn nên áp dụng.

– Cài mới hệ điều hành windows nếu máy tính đã cài win quá lâu.

– Nếu ổ cứng lỗi và phân mảnh nhiều hãy thay ổ cứng hoặc nâng cấp thêm ổ cứng SSD để máy tính chạy mượt và tối ưu hơn.

– Nâng cấp RAM để máy tính có thể lưu trữ và truy xuất dữ liệu nhanh chóng.

– Đầu tư cài phần mềm diệt virus trả phí giúp bảo vệ máy tính khỏi virus tăng tốc máy tính tốt hơn.

Trên đó là toàn bộ nguyên nhân khiến máy tính bị chậm và một số đề xuất nhỏ của mình hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp bạn khắc phục lỗi máy tính chậm hiệu quả nhất cải thiện tốc độ máy tính khi sử dụng. Nếu bài viết hữu ích đừng quên chia sẻ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *