Tuyển dụng nhân sự thời 4.0: Nhà tuyển dụng chú trọng kỹ năng mềm

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm dần trở thành yếu tố mang tính quyết định đối với nhà tuyển dụng cho bất kỳ vị trí công việc nào. Việc hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng này trong quá trình ứng tuyển sẽ giúp ứng viên gia tăng đáng kể cơ hội thành công của mình.

Trong khi kỹ năng cứng là thước đo cho kinh nghiệm làm việc và năng lực cụ thể của ứng viên, thì kỹ năng mềm lại cho thấy khả năng hợp tác và phát triển trong công việc. Cụ thể, kỹ năng mềm giúp xây dựng mối quan hệ và giải quyết các vấn đề trong công việc, từ đó tận dụng được tối đa các kỹ năng cứng khác.

Kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng khi phỏng vấn và làm việc
Kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng khi phỏng vấn và làm việc

1. Vị trí nào yêu cầu kỹ năng mềm?

Công việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn đáng kể nếu bạn biết cách tận dụng kỹ năng mềm trong giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng. Vì vậy, cũng dễ hiểu khi đây là kỹ năng bắt buộc và có tính ứng dụng cao cho nhiều vị trí việc làm, tuyển dụng khác nhau.

Một số kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng nhất hiện nay phải kể đến như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thích nghi và kỹ năng làm việc dưới áp lực.

2. Tại sao kỹ năng mềm lại quan trọng?

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, nhà tuyển dụng ngày càng chú trọng vào tìm kiếm các ứng viên sở hữu kỹ năng mềm cần thiết. Vì vậy, sẽ là một lợi thế nếu bạn biết cách làm nổi bật kỹ năng này khi tạo CV online để ứng tuyển. Điều đó cho thấy bạn hiểu được tầm quan trọng của các kỹ năng này trong môi trường làm việc và ở vị trí cụ thể mà bạn đang ứng tuyển.

Dưới đây là một số lý do giải thích vì sao kỹ năng mềm ngày càng được nhà tuyển dụng chú trọng nhiều hơn:

2.1. Cho thấy sự gắn bó lâu dài

Hầu hết nhà tuyển dụng mong muốn tìm kiếm ứng viên có thể gắn bó với công ty về lâu dài. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ứng viên đó phải có tiềm năng phát triển tại công ty, giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí tìm kiếm người thay thế.

Nhà tuyển dụng đánh giá các kỹ năng mềm chẳng hạn như giải quyết tranh chấp, tận tâm và động lực làm việc là yếu tố giúp nhân viên đem lại giá trị cho công ty về lâu dài. Thái độ làm việc cũng là một trong những thước đo cho sự gắn bó dài lâu của nhân viên, và nhà tuyển dụng chủ yếu dựa vào những thước đo này để quyết định giữa hai ứng viên với trình độ tương đương nhau.

2.2. Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm

Nếu bạn đang ứng tuyển cho một vị trí làm việc theo nhóm, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng kỹ năng mềm để đánh giá khả năng làm việc nhóm và giao tiếp của bạn, từ đó ra quyết định liệu bạn có phải ứng viên phù hợp hay không.

Kỹ năng chuyên môn tốt đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không biết cách hợp tác cùng các thành viên còn lại trong nhóm. Vì vậy, đừng quên thêm vào kỹ năng như linh hoạt và lắng nghe chủ động khi tạo CV online nếu bạn muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi ứng tuyển các vị trí làm việc theo nhóm.

Nằm top top kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm được đánh giá cao
Nằm top top kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm được đánh giá cao

2.3. Duy trì các mối quan hệ

Các kỹ năng mềm không chỉ có lợi cho việc duy trì mối quan hệ trong nội bộ công ty, mà còn quyết định mức độ thành công khi làm việc cùng khách hàng và đối tác kinh doanh. Đó cũng chính là lý do tại sao các công ty không ngừng tìm kiếm các ứng viên tìm việc làm có thể đem lại cho mình hình ảnh đại diện chuyên nghiệp và thân thiện. Các kỹ năng mềm giúp nhà tuyển dụng phân biệt giữa một ứng viên đủ tiêu chuẩn và ứng viên sẽ vượt qua cả kỳ vọng bằng cách nỗ lực trong các mối quan hệ công việc. Một ứng viên với thiên hướng chăm sóc khách hàng tốt sẽ đem lại giá trị cho công ty dù ở bất kỳ lĩnh vực và trình độ kinh nghiệm nào.

2.4. Xây dựng mạng lưới quan hệ

Các ứng viên tìm việc làm có kỹ năng mềm tốt thường có thái độ cầu tiến trong công việc, giúp họ luôn dẫn đầu trong lĩnh vực của mình và cập nhật các kiến thức chuyên môn mới nhanh chóng. Điều đó cũng giải thích tại sao họ luôn dễ dàng xây dựng mạng lưới quan hệ cá nhân và trong công việc.

Các công ty cũng thường tận dụng mối quan hệ mà nhân viên có được trong công việc để giúp công ty mở rộng quan hệ kinh doanh, phát triển về chuyên môn và thậm chí là đưa ra quyết định tuyển dụng. Nếu bạn có thể dựa vào mối quan hệ của mình để đưa ra gợi ý về các dịch vụ hữu ích, cấp trên chắc hẳn sẽ đánh giá cao ý kiến cá nhân của bạn hơn trong tương lai.

2.5. Thúc đẩy sự phát triển

Các kỹ năng mềm không chỉ dừng lại ở việc giúp bạn tận dụng các kỹ năng sẵn có, mà còn giúp phát triển các kỹ năng này theo thời gian. Ví dụ, kỹ năng tiếp nhận và xử lý feedback (lời nhận xét) là một kỹ năng mềm được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng.

Họ mong muốn tuyển dụng các ứng viên không chỉ phản hồi lại feedback của người khác, mà còn luôn chủ động tìm cách cải thiện bản thân. Ở nơi làm việc, hãy tận dụng các kỹ năng mềm mà bạn có để trở nên tự lập và tự đánh giá bản thân, từ đó trở thành nhân viên xuất sắc trong mắt đồng nghiệp và cấp trên.

2.6. Có tư duy tổ chức

Các kỹ năng mềm ví dụ như chú ý tới chi tiết, quản lý thời gian và biết cách phân bổ cho thấy bạn là người có tư duy tổ chức ở nơi làm việc. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn không chỉ hoàn thành công việc của mình, mà còn luôn hoàn thành một cách đúng hạn. Cùng với kỹ năng giao tiếp, tư duy tổ chức sẽ giúp bạn hoạt động tốt trong một nhóm khi các thành viên khác biết rằng họ có thể hoàn toàn tin tưởng bạn. Trước cả khi buổi phỏng vấn diễn ra, bạn hoàn toàn có thể cho nhà tuyển dụng thấy kỹ năng tổ chức của mình thông qua việc chuẩn bị hồ sơ đúng chuẩn và phản hồi kịp thời.

2.7. Chứng tỏ sự chủ động

Các nhà tuyển dụng đánh giá cao ứng viên cho thấy động lực và sự chủ động trong công việc. Dù là thông qua kỹ năng tư duy tích cực hay sáng tạo, điều đó cũng đều cho thấy được bạn là người có khả năng đưa ra ý tưởng về các dự án mới hay đề xuất cách mới để giải quyết vấn đề.

Các kỹ năng mềm cũng đem lại cho bạn động lực để biến các ý tưởng của bạn thành hành động thực tế. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được dự định phát triển và cách bạn sẽ sử dụng các kỹ năng mềm mình có để truyền cảm hứng làm việc cho các đồng đội trong công ty như thế nào.

2.8. Phát triển kỹ năng lãnh đạo

Việc nhấn mạnh vào các kỹ năng mềm trong quá trình tạo CV online cho nhà tuyển dụng thấy được ứng viên là người có khả năng lãnh đạo trong tương lai. Cụ thể, ứng viên đó có sự cân nhắc về cách thói quen và thái độ của mình ảnh hưởng người khác, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

Đây là một phẩm chất không thể thiếu của nhà lãnh đạo giỏi. Những người có kỹ năng mềm phát triển mạnh có thể xác định được chiến thuật dẫn dắt phù hợp với từng đợi nhóm của mình trong từng bối cảnh khác nhau. Điều đó cũng giải thích lý do tại sao đôi khi kỹ năng mềm được đánh giá cao hơn chuyên môn, bởi khả năng có thể áp dụng linh hoạt với nhiều kiểu tính cách và môi trường khác nhau.

2.9. Gia tăng sự tin tưởng

Các kỹ năng mềm có thể giúp bạn giải quyết phần lớn các vấn đề trong công việc một cách tự tin hơn. Sự tự tin của bạn từ đó ảnh hưởng tới mọi người xung quanh và thuyết phục họ rằng bạn là người có tác phong chuyên nghiệp trong xử lý tình huống.

Ứng viên có kỹ năng mềm tốt sẽ dễ “chinh phục” nhà tuyển dụng
Ứng viên có kỹ năng mềm tốt sẽ dễ “chinh phục” nhà tuyển dụng

Điều này đặc biệt hữu ích trong vòng phỏng vấn, khi sự tự tin vào kỹ năng mềm của ứng viên có thể giúp họ được lựa chọn thay vì các đối thủ khác. Ngoài ra, sử dụng kỹ năng mềm để xây dựng lòng tin có thể giúp bạn dễ dàng hòa nhập vào một môi trường làm việc mới và cho đồng nghiệp thấy được bạn là một thành viên cần thiết trong nhóm.

2.10. Nâng cao danh tiếng

Kỹ năng mềm không chỉ giúp nâng cao danh tiếng cá nhân của bạn, mà còn nâng cao danh tiếng của công ty bạn. Cách bạn tương tác với khách hàng và đối tác kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng của công ty trong lĩnh vực đó, từ đó ảnh hưởng tới cả khả năng kinh doanh của công ty bạn.

Các kỹ năng mềm quyết định liệu bạn có thành công trong giao tiếp, hoàn thành công việc đúng hạn và xử lý mâu thuẫn chuyên nghiệp khi đại diện công ty hay không, từ đó ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty bạn.

Để thành công trong thời đại 4.0 này, ứng viên tìm việc làm không chỉ cần trang bị cho mình các kỹ năng cứng trong công việc, mà còn cần đến các kỹ năng mềm. Hiểu được tầm quan trọng của các kỹ năng này sẽ giúp ứng viên dễ dàng xây dựng cho mình kế hoạch phát triển và tận dụng hiệu quả trong tương lai. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *